Van bướm là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm

Van bướm là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm như thế nào?. Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.

Được biết van bướm là loại van rất quan trọng trong công nghiệp. Vậy bạn đã hiểu rõ van bướm là gì chưa?. Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với Van TVT.

Tìm hiểu van bướm là gì? 

Van bướm là gì?
Van bướm là gì?

Theo chuyên mục tin tức tìm hiểu, van bướm có tên tiếng anh là butterfly valve, đây là loại van được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Van bướm có nguyên lý hoạt động với đĩa van xoay quanh một trục để đóng mở, tiết lưu dòng chảy. 

Cấu tạo của van bướm 

Cấu tạo của van bướm
Cấu tạo của van bướm

Cấu tạo của van bướm được chia làm hai phần chính.

  • Phần thân: Van sẽ kết nối với đường ống và có nhiệm vụ đóng mở tiết lưu lượng của dòng nước.
  • Bộ phận điều khiển: Đây là bộ phận điều khiển van đóng mở hay tiết lưu dòng chảy tùy vào các loại bộ phận điều khiển mà ta có: van bướm tay quay, van bướm tay gạt, van bướm điều khiển điện hay van bướm điều khiển khí nén.

Nguyên lý hoạt động của van bướm 

Nguyên lý hoạt động của van bướm
Nguyên lý hoạt động của van bướm

Nguyên lý hoạt động của van bướm khá đơn giản, theo đó đĩa van sẽ xoay quanh trục để đóng mở và tiết lưu dòng chảy của nước. Lúc này, cánh van sẽ xoay một góc 90 độ, khi van mở hoàn toàn cánh van và trục van vẫn nằm trong môi chất nên ngăn cản dòng chảy. Để hiểu cụ thể về nguyên lý hoạt động của van bướm hãy xem ngay dưới đây.

  • Đầu tiên đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
  • Lưu ý đường kính của hai đường ông phải bằng nhau để đảm bảo an toàn cho không gian hoạt động của đĩa van.
  • Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
  • Dùng các công cụ để siết chặt các ốc vít từ từ theo đường mặt phẳng
  • Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa mặt bích và van
  • Kích thước van phải đồng nhất với kích thước mặt bích.
  • Không được hàn mặt bích gần van Bướm đã được lắp đặt.
  • Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
  • Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng.
  • Chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

Ưu điểm của van bướm 

Ưu điểm của van bướm
Ưu điểm của van bướm

Ưu điểm van bướm ta có thể thấy rõ như sau:

  • Kết nối đơn giản với Wafer, Lug và Flange và dễ dàng sử dụng.
  • Các loại van có kích thước lớn phù hợp với lưu lượng dòng chảy.
  • Giá bán van bướm rẻ so với các loại van cổng, van cầu.
  • Thao tác dễ dàng hành trình đóng mở van ngắn và tiết kiệm thời gian.
  • Đa dạng về chủng loại theo chất liệu, loại điều khiển hay cách kết nối.

Nhược điểm của van bướm

Bên cạnh những ưu điểm thì van bướm cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Không có các loại van có kích thước bé, không tính van bướm vi sinh.
  • Không phù hợp trong quá trình điều tiết dòng chảy.
  • Không phù hợp dùng cho các hệ thống khí, hệ thống yêu cầu độ kín cao.
  • Dễ bị rò rỉ nước và lưu chất sau thời gian sử dụng
  • Không có kiểu kết nối ren.

Cách bảo trì van bướm 

Cách bảo trì van bướm
Cách bảo trì van bướm

Cách bảo trì van bướm như sau:

  • Nếu có phần vân lộ ra ngoài bạn nên giữ sạch hoặc bôi trơn chúng. Có một số loại van yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía trong.
  • Đối với các van đã sử dụng thường xuyên thì sau khoảng thời gian 2-3 sử dụng bạn nên tháo van ra để kiểm tra các bộ phận bên trong van như: tấm đệm, đĩa van có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không. Nếu không còn đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế ngay để tránh các hậu quả sau này khi sử dụng.

Lưu ý:

Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°. Van bướm là van có thể dùng để điều tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng Van Bướm có cơ cấu gài góc độ mở.
Bài viết bên trên giúp bạn hiểu rõ Van bướm là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm. Qua đó tại đây bạn có thể tham khảo thêm về các sản phẩm van cổng ty nổi, van 1 chiều lá lật. Nếu có gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được giải đáp nhanh chóng.

CÔNG TY TNHH TVT VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 212/1 đường Hồng Lạc, Phường 11, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VPDD: 117 Quốc Lộ 1A, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0977 8638 950938 8007 90
  • Email: tvtvnvalves@gmail.comsales@tvtvietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *