Van 1 chiều bình nóng lạnh lắp bên nào?

Van một chiều là thiết bị quan trọng trong bình nóng lạnh. Bởi vì khi có van một chiều thì sẽ giúp cho bình nóng lạnh hoạt động được ổn định và không bị quá áp khi gặp sự cố.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp van một chiều cho bình nóng lạnh đúng cách. Bài viết dưới đây Van TVT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Van 1 chiều bình nóng lạnh lắp bên nào?” Và những điều cần lưu ý khi lắp van một chiều. Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây!

Van 1 chiều bình nóng lạnh là gì?

Van 1 chiều bình nóng lạnh là gì?
Van 1 chiều bình nóng lạnh là gì?

Van một chiều của bình nóng lạnh (hay còn gọi là van an toàn) là thiết bị không thể thiếu của bình nóng lạnh, có tác dụng đảm bảo bình nóng lạnh không  vượt quá áp suất cho phép trong quá trình làm nóng  và cấp nước lạnh vào bình chỉ theo một chiều (nước trong máy nước nóng  không thể chảy ngược lại).

Cấu tạo van 1 chiều bình nóng lạnh

Cấu tạo van 1 chiều bình nóng lạnh
Cấu tạo van 1 chiều bình nóng lạnh

Cấu tạo của van một chiều của bình nóng lạnh bao gồm có van xả 1 chiều và van an toàn được chế tạo chung một khối. Chức năng của van an toàn là dùng để xả hơi nước trong bình. Van an toàn sẽ giúp cho bình không bị nổ trong trường hợp mà rơ le nhiệt độ hỏng làm cho thanh đun nước bị áp lực quá lớn trong bình.

Van 1 chiều lắp bên nào?

Van 1 chiều lắp bên nào?
Van 1 chiều lắp bên nào?

Van một chiều của bình nóng lạnh phải được lắp ở phía cấp nước lạnh. Thông thường vị trí của van một chiều được đánh dấu màu xanh lá cây. Nếu van một chiều được lắp đúng, nước cấp vào bồn chứa sẽ không chảy vào lại đường cấp và khi áp suất của bình quá cao, van này có chức năng xả áp giúp bình nóng lạnh không bị nổ.

Cách lắp van 1 chiều

Cách lắp van 1 chiều bình nóng lạnh
Cách lắp van 1 chiều bình nóng lạnh

Để lắp van 1 chiều bình nóng lạnh bạn có thể thực hiện theo 4 bước đơn giản như sau: 

  • Bước 1: Đặt van vào đường nước lạnh của bình (thông thường sẽ có vòm nhựa màu xanh). Lưu ý chỉ nên bắt 3-4 đường ren, không nên vặn quá chặt để tránh gãy và kẹt các dụng cụ trong van
  • Bước 2: Nối đường cấp nước vào đáy van một chiều bằng ống mềm. Điều này giúp cho việc vệ sinh và bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Nối ống nước nóng với đường ống ra của bình nóng lạnh bằng ống cacbua để có thể chịu được nhiệt độ  của nước nóng trong thời gian dài. 
  • Bước 4: Nối vòi vào đầu ra của van một chiều để nước có thể thoát ra khỏi bình khi cần.

Lưu ý

Lưu ý khi lắp van một chiều bình nóng lạnh
Lưu ý khi lắp van một chiều bình nóng lạnh
  • Nếu sau khi lắp van 1 chiều cho bình nóng lạnh mà bình nóng lạnh không ra nước thì có thể bạn đã lắp sai van 1 chiều trên van bình nóng lạnh (vòm nhựa màu đỏ). 
  • Được xả ở chế độ 8 bar, một vài giọt nước sẽ chảy ra từ đầu ra phụ của van trong quá trình làm nóng. Đây là điều khá bình thường, bạn không nên lo lắng. 
  • Lắp van vào đường nước lạnh rồi điều chỉnh van để phù hợp với áp lực nước đầu vào bình nóng lạnh. Trong trường hợp này, áp suất của nước cấp vào bình nóng lạnh sẽ gần với giá trị của van. Lắp van giảm áp càng xa bình càng tốt.
  • Sau khi làm theo hướng dẫn lắp van một chiều bình nóng lạnh bắt buộc phải đổ đầy nước vào bình mới có thể bật nguồn.

Trong chuyên mục tin tức kỳ này TVT đã tổng hợp đầy đủ những thông tin cơ bản về van một chiều bình nóng lạnh và giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Van 1 chiều bình nóng lạnh lắp bên nào?”. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc liên quan xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhé!

CÔNG TY TNHH TVT VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *