Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi công tắc hành trình là gì? cấu tạo và cách hoạt động. Do đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây đây cùng chúng tôi
Công tác hành trình cấu tạo và cách hoạt động ra làm sao được rất nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn xem ngay bài viết dưới đây cùng Van TVT.
Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình là tên gọi của một thiết bị cơ điện có chức các chức năng chuyển đổi động cơ năng thành tín hiệu nhằm phục vụ quá trình điều khiển và giám sát.
Ngoài ra chúng còn được dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động. Chúng bao gồm 1 bộ phận truyền động được liên kết cơ học với 1 bộ phận tiếp điểm. Khi có đối tượng tiếp xúc với bộ truyền động, thiết bị sẽ vận hành các tiếp điểm để tạo hoặc ngắt kết nối điện.
Công tắc hành trình là loại không duy trì trạng thái. Nó lập tức quay về trạng thái ban đầu khi không còn tác động. Do đó, chúng có tác dụng dùng để ngắt các mạch của lưới điện hạ áp. Bởi chúng có cơ chế hoạt động của nó giống như một nút ấn động tác ấn bằng tay. Biến chuyển động cơ khí trở thành tín hiệu điện nhờ vào những động tác va chạm của các bộ phận cơ khí.
Cấu tạo của công tắc hành trình

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê những bộ phận quan trọng của công tắc hành trình. Cụ thể:
Bộ phận nhận truyền động
Đây là bộ phận quan trọng và cũng là điểm khác biệt so với các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc giới hạn. Nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.
Thân công tắc
Đây là bộ phận chứa các phụ kiện bên trong cùng với lớp vỏ được bằng nhựa. Giúp chúng tránh va đập và bảo vệ bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.
Chân kết nối
Đây được xem là bộ phận có tín hiệu ngõ ra cho công tắc. Vì chúng có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.
Nguyên lý hoạt động

Công tắc giới hạn có nguyên lý hoạt động như sau:
- Công tắc giới hạn sẽ có các bộ phận hoạt động như: Cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO).
- Ở hoạt động trạng thái bình thường tiếp điểm của chân NC và chân COM sẽ được kết nối với nhau.
- Khi cần lực tác động thì lúc này tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ hở. Đồng thời chân COM sẽ chuyển tác động vào chân NO. Sau đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.
Do đó, khi thực hiện đấu điện chúng ta cần xác định chính xác được 3 chân này bằng cách cách sử dụng VOM để xác định.
Ưu và nhược điểm của công tắc hành trình

Mỗi loại công tắc đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì công tắc sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu như sau:
Ưu điểm
- Công tắc hành trình dễ điều khiển và dễ sử dụng
- Chúng tiêu thụ ít năng lượng điện
- Có thể ứng dụng hầu hết trong công nghiệp
- Có thể điều khiển nhiều tải
- Đáp ứng tốt các hệ thống cần đến độ chính xác và có tính lặp lại theo quy trình.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng thay thế khi cần thiết.
Nhược điểm
- Không sử dụng được trong các ứng dụng bảo vệ sinh an toàn như trong các ngành: đồ uống, thực phẩm hóa mỹ phẩm,..
- Hạn chế đối với những máy móc có tốc độ chuyển động tương đối thấp
- Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
- Do phải tiếp xúc nhiều nên làm các bộ phận cơ khí bị mòn
Ứng dụng của công tắc hành trình

Công tắc hành trình là thiết bị mang nhiều ưu điểm vượt trội. Nên hiện tại đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, thiết bị dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp những thiết bị này được sử dụng loại mà không hề hay biết như: Trong các hệ thống thang máy, trong hệ thống các băng truyền, hệ thống cửa cuốn, băng tải.
Bài viết bên trên giúp bạn trả lời được câu hỏi Công tắc hành trình là gì? Cấu tạo và cách hoạt động do chuyên mục tin tức đem đến. Qua đó tại đây bạn có thể tham khảo thêm về các kiến thức về Sensor là gì? Nguyên lý để hoạt động của cảm biến, Tụ bù là gì? Tại sao cần phải có tụ bù? hay Van điện từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động,.. Nếu có gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được giải đáp nhanh chóng.
CÔNG TY TNHH TVT VIỆT NAM
- Địa chỉ: 212/1 đường Hồng Lạc, Phường 11, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- VPDD: 117 Quốc Lộ 1A, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0977 8638 95 – 0938 8007 90
- Email: tvtvnvalves@gmail.com – sales@tvtvietnam.com
- Website: https://vantvt.vn